Kinh nghiệm mua xe nâng hàng sẽ giúp doanh nghiệp mua được thiết bị nâng phù hợp nhất. Sự phù hợp sẽ được thể hiện qua các tiêu chí như: đáp ứng được yêu cầu công việc, có chi phí sử dụng thấp, giá trị tài sản sau khi khấu hao cao… Để đạt được các tiêu chí trên, Qúy vị cần xem xét 5 yêu tố sau trước khi ký hợp đồng và “xuống tiền cọc”!
1. Xác định khối lượng và kiểu hàng hóa cần nâng(kinh nghiệm mua xe nâng)
Đầu tiên, quý vị cần xác định trọng lượng hàng hóa nâng tối đa để chọn tải trọng nâng cho xe.
VD: cần nâng pallet hàng 2.5 tấn, lên chiều cao 3m thì dòng xe nâng 2.5 – 3 tấn là phù hợp nhất.
Trường hợp mua xe nâng có sức nâng nhỏ hơn trọng lượng hàng hoá
- không đáp ứng được hiệu suất công việc, rất mất thời gian khi phải bỏ bớt hàng hóa để không bị quá tải.
- Mất an toàn cho người vận hành khi di chuyển và nâng hạ .
- Giảm tuổi thọ của xe, nhanh hỏng động cơ đối với xe nâng dầu và giảm thời gian sử dụng bình điện trong ngày đối với xe nâng điện.
Trường hợp mua xe nâng có sức nâng lớn hơn trọng lượng hàng hóa
- Vừa lãng phí tiền đầu tư lại tiêu tốn nhiều diện tích kho bãi.
- Chi phí sử dụng cao hơn: tốn nhiên liệu, phí bảo dưỡng và sửa chữa cao, giá phụ tùng thay thế đắt hơn…
Kiểu hàng hóa cần nâng:
Hình dáng hàng hóa ra sao. Hàng hóa có được đặt trên pallet hay không?
thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn loại càng nâng hoặc phụ kiện phù hợp.
Vd: để nâng cuộn giấy cần xe nâng có kẹp giấy, nâng cuộn bông thì phải lắp thêm kẹp vuông…
2. Xác định chiều cao nâng của xe và kích thước hàng hóa? (kinh nghiệm mua xe nâng)
+ Công thức tính chiều cao nâng phù hợp cho xe như sau:
Chiều cao tại vị trí lấy hàng cao nhất + 20cm
Trong đó: 20cm = 10cm độ dày pallet + 10cm khoảng không để nhấc pallet lên trước khi rút ra bên ngoài.
+ Kích thước hàng hóa sẽ liên quan tới tâm tải của xe, tâm tải càng lớn thì sức nâng của xe càng giảm.
Ví dụ: 1 xe nâng dầu 2.5 tấn nâng cao 3m tại tâm tải là 500mm thì vẫn nâng được 2,5 tấn. Nhưng tại tâm tải là 600mm thì sức nâng giảm còn 1 tấn 8 – 2 tấn.
Cách tính tâm tải(trọng tâm) xe nâng như sau:
Trọng tâm hàng bằng 1/2 chiều dài pallet theo phương song song với nĩa nâng. Đây là cách tính đơn giản nhất.
Ví dụ: hàng hóa được đặt gọn trên pallet có kích thước là 1mx1m2, chiều xúc vào của xe là 1m2 thì tâm tải là 600mm.
Kích thước hàng hóa và pallet còn liên qua tới chiều dàng của càng nâng.
3. Lựa chọn xe nâng phù hợp với đặc thù công việc (kinh nghiệm mua xe nâng)
Hiện nay xe nâng được chia làm 2 dòng rõ rệt dựa theo nhiên liệu sử dụng, đó là:
- 1 là xe nâng động cơ đốt trong (dầu, xăng – gas);
- 2 là xe nâng điện: xe nâng điện ngồi lái 4 bánh hoặc 3 bánh, xe nâng reach truck, các dòng bán tự động và pallet mover…
Để dễ dàng lựa chọn theo đặc thù công việc, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bảng dưới đây:
STT | HẠNG MỤC SO SÁNH | XE NÂNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | XE NÂNG ĐIỆN |
1 | Chiều cao nâng tối đa | 7m | 13m (đối với dòng reach truck) |
2 | Tải trọng nâng phổ biến | 1.5-23 tấn | 1-3.5 tấn |
3 | Chi phí đầu tư | Thấp hơn | Cao hơn |
4 | Chi phí nhiên liệu | Cao hơn | Rẻ hơn |
5 | Chi phí sửa chữa bảo dưỡng | Nhiều hơn | ít hỏng vặt hơn |
6 | Trình độ tay nghề thợ sử chữa | Rất nhiều thợ giỏi | Rất ít thợ có tay nghề cao |
7 | Giá trị còn lại sau khấu hao | Nhiều hơn | Bị phụ thuộc nhiều vào tình trạng bình điện |
Bảng so sánh về tính đặc thù của từng dòng:
STT | HẠNG MỤC | XE NÂNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | XE NÂNG ĐIỆN |
1 | Khí thải và tiếng ồn | có | Không có |
2 | Có làm việc ở ngoài trời mưa được không? | có | không |
3 | Có bị giới hạn về thời gian sử dụng không? | Không, vì thời gian lạp liệu cực nhanh | Có, vì phải chờ sạc bình điện đầy. có thể lên tới 8 tiếng để sạc đầy bình |
4 | Phụ tùng thay thế | Rất phổ biến và nhiều lựa chọn | Hạn chế hơn |
5 | Xe phù hợp hoạt động trong | Ngoài trời hoặc có thể trong các nhà máy thoáng khí, không có yêu cầu về khí thải. Đặc biệt là công việc yêu cầu nhiều ca làm việc. | Trong nhà xưởng có 1 ca làm việc. Hoặc phục vụ nâng hạ hàng hóa sạch và có yêu cầu khắt khe về khí thải và tiếng ồn. VD như: nhà máy thực phẩm, y tế, hóa chất, mỹ phẩm… |
4. Chọn dịch vụ xe nâng phù hợp với vốn đầu tư (kinh nghiệm mua xe nâng)
Lựa chọn dịch vụ thuê xe nâng:
Nếu mong muốn chi phí ban đầu bỏ ra thấp, các doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ cho thuê xe nâng hàng.
Vì chỉ cần bỏ ra khoảng 11tr VND/ tháng là có thể sở hữu 1 chiếc xe nâng phục vụ cho công việc của doanh nghiệp.
Khi lựa chọn dịch vụ thuê xe nâng, Qúy vị chỉ cần lạp nhiên liệu và vận hành xe. Còn mọi vấn đề phát sinh như bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng thì đơn vị cho thuê phải có trách nhiệm thực hiện.
Lựa chọn mua xe nâng:
- Nếu xe nâng thường xuyên phải làm việc liên tục, có vốn đầu tư lớn thì xe nâng mới là 1 lựa chọn tối ưu.
- Còn với tần suất sử dụng tương đối ít và có kinh phí hạn chế thì nên tham khảo dòng xe nâng cũ.
Trong đó:
Địa chỉ mua xe nâng cũ uy tín, tham khảo TẠI ĐÂY.
Kinh nghiệm mua xe nâng cũ, tham khảo TẠI ĐÂY
Top 5 thương hiệu xe nâng Japan uy tín nhất hiện nay, tham khảo TẠI ĐÂY
So sánh xe nâng điện ngồi lái và đứng lái, chi tiết TẠI ĐÂY.
So sánh chi phí thuê và mua xe nâng hàng, chi tiết TẠI ĐÂY
Các hãng xe nâng phổ biến hiện nay:
- các hãng xe nâng Nhật Bản: Komatsu, Unicarriers – Nissan, Toyota, Mitsubisi, TCM,…
- các hãng xe nâng Châu Âu: Xe nâng Jungheinrich, Linde, Still, Manitou, Crown, YALE, Kalmar…
- các hãng xe nâng Hàn Quốc: Doosan, Hyundai, Clark…
- các hãng xe nâng trung quốc: Heli, Hang Cha, Teu…
Tại sao nên chọn xe nâng Unicarriers tại TCIM?
Hotline tư vấn về dịch vụ xe nâng Unicarriers chính hãng: 03.777.91.333 (Mr Khánh)
Bộ phận tư vấn của chúng tôi luôn ở đây để hỗ Qúy vị 24/7 !